108: Con số bí ẩn nhất trong hệ mặt trời

Ngày đăng: 02:05 AM, 26/07/2021 - Lượt xem: 1.3k

108: Con số bí ẩn nhất trong hệ mặt trời

 

 

Trong lịch sử của các nền văn hóa khác nhau, con số 108 là một sự tồn tại đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, tín ngưỡng của nhân loại.

 

Người ta nói rằng ở Ấn Độ có 108 cách thiền, tượng thần có 108 tên gọi, vì thế mà trong dân gian có 108 hình thức múa tương ứng, có người nói rằng có 108 cách để đến nơi của các vị thần. Chuông của các ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản được đánh 108 lần vào mỗi dịp năm mới, có nghĩa là năm cũ đã qua và năm mới đang đến.

Trái đất, mặt trời và mặt trăng cũng được kết nối với con số 108. Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất bằng 108 lần đường kính của mặt trời, khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng bằng 108 lần đường kính của mặt trăng, đường kính của mặt trời gấp 108 lần đường kính của trái đất.

 

Theo dữ liệu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất không phải là một hình tròn hoàn hảo mà giống như một hình elip hơn, vì vậy khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất không phải lúc nào cũng là 108. Khi mặt trăng ở gần trái đất nhất, ở một mức độ nào đó, khoảng cách này là chu vi quỹ đạo. Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời cũng là một hình elip. Mỗi năm từ ngày 18 đến ngày 19/9, khoảng cách giữa mặt trời và trái đất bằng 108 lần đường kính của mặt trời.

Trong “Kinh Mộc Hoạn Tử” có ghi chép, khi Đức Phật nói với Ba Lưu Ly Vương rằng: “Nếu như nhà vua muốn tiêu trừ phiền não, báo chướng, hãy xâu 1 chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra ( mộc hoạn tử) và thường mang bên mình”. Đại ý là có 108 loại đau khổ và 108 loại phiền não trong cuộc sống, vì vậy, số hạt dùng khi niệm Phật thường là 108 hạt, khi đánh chuông cũng đánh 108 lần, nghĩa là một trăm lẻ tám loại phiền não được tiêu trừ, và siêu thoát khỏi bể khổ.

 

 

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, con số ‘108’ mang ý nghĩa cho sự hoàn mỹ và thành công nên nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, đặc biệt là các đền thờ sẽ xuất hiện con số 108 này, chẳng hạn như tại Phnom Bakheng (một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom) là đền thờ Hindu cổ xưa, một công trình mang tính biểu tượng cho núi Tu Di. Ngôi đền này được bao xunh quang bởi 108 tòa tháp.

Trong “Hà Đồ” và “Lạc Thư” của Trung Quốc, số 3,6,9 được gọi là số thần, và 108 chính xác là số có thể chia hết cho 108.

Trong tiếng Phạn, các quy tắc tương tự cũng được tuân theo: có tổng cộng 54 chữ cái, đại diện cho hai giới tính, và chúng được gọi là Shiva và Shakti. Ngoài ra, 54 x 2 = 108.

 

Trong suốt lịch sử, 108 luôn là một con số được đánh giá cao, và là sợi dây kết nối thế giới cổ xưa với thế giới hiện đại. Có lẽ đó là con số tốt lành nhất, 108 cũng là số mũi khâu trên bóng chày.

“Sự hài hòa của thế giới là biểu hiện của hình thức và số lượng, tâm hồn và linh hồn, và là chất thơ của triết học tự nhiên, đều là biểu hiện của vẻ đẹp của các khái niệm toán học”, Thompson-Chiwentworth.

 

NGUỒN:www.dkn.tv